Cách Chơi Cờ Tướng, Luật Cờ Tướng Cơ Bản Và Chi Tiết

0
1448
cách chơi cờ tướng

Cách chơi cờ tướng, luật chơi cờ tướng là phần mà nhiều anh em mới chơi vẫn còn bỡ ngỡ. Nếu như không nắm chắc được cách đánh cờ tướng cơ bản rất dễ bị thua.

Từ xưa tới nay, cờ tướng vẫn được biết tới là môn thể thao trí tuệ vô cùng cuốn hút. Cùng với cờ vua, bộ môn này đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người chơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Để tìm hiểu về bộ môn này, cùng chúng tôi tham khảo những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. Đây chắc chắn sẽ là cẩm nang vô cùng hữu ích giành cho những người chơi đang tìm hiểu về cờ tướng.

Xem thêm: Top 5 Game Cờ Tướng Đổi Thưởng, Đổi Thẻ Cào Tốt Nhất

Bàn cờ tướng có gì?

Bàn cờ tướng có tổng cộng 32 quân cờ, trong đó chia ra thành 2 đội phân biệt với nhau bằng 2 màu đen – đỏ hoặc đen – trắng. Mỗi đội sở hữu 16 quân cờ, trong đó gồm: 1 quân tướng, 2 quân Sỹ, 2 quân Tượng, 2 quân Mã, 2 quân Xe, 2 quân Pháo, 5 quân Tốt. 

Bàn dùng để chơi cờ Tướng là bàn dạng hình chữ nhật, cấu thành bởi 10 hàng ngang, 9 hàng dọc, tạo nên 90 điểm cắt khác nhau. Giữa bàn cờ có 1 khoảng trống gọi là Sông.

Cửu cung là ranh giới quan trọng nhất, là hình vuông được tạo thành từ 4 ô vuông nhỏ, phía trong có 2 đường kẻ chéo.

bàn cờ tướng

Theo đó các loại quân cờ tướng trên bàn cờ:

– Quân Tướng là quân cờ đóng vai trò quan trọng nhất, bên nào “ăn” được quân Tướng của đối phương trước sẽ trở thành đội chiến thắng. Tuy nhiên, đây lại là quân cờ yếu nhất bởi khả năng di chuyển cũng như ăn quân khác của quân Tướng là rất hạn chế.

– 2 quân cờ là Tượng và Sĩ nắm vai trò đảm nhiệm nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ cho quân Tướng. Điểm hạn chế của 2 quân này là không thể vượt “song”

– Tất cả các quân cờ còn lại đảm nhiệm nhiệm vụ tấn công, tác chiến với đối phương bao gồm: Ăn quân, tấn công và nhiệm vụ quan trọng nhất là ăn quân “tướng” của đối thủ. 

Cách di chuyển quân cờ tướng

Sau đây tên các quân cờ tướng và luật cờ tướng được phép di chuyển như sau:

  • Quân Tướng: là quân tối cao trong bàn cờ tướng. Đi từng ô, đi dọc hay ngang đều được. Phải đảm bảo tưởng luôn ở trong cung và không ra ngoài. Tướng mà bị ăn mất là thua cuộc luôn.
  • Quân Sĩ: Được phép đi chéo ô mỗi nước, ở trong cung như Tướng và bảo vệ tướng.
  • Quân Tượng: Quân cờ phòng thủ không được đi qua sông. Được phép đi chéo 2 ô mỗi nước đi. Khi có 1 quân cờ nằm chặn giữa đường đi thì nước đi đó của Tượng không hợp lệ. Khả năng phòng thủ và chức năng của quân cờ này mạnh hơn Sĩ một chút.
  • Quân Xe: Con xe trong cờ tướng là quân mạnh nhất. Chỉ cần không có quân khác cản đường thì con xe đi ngang hay dọc trên bàn cờ đều được.
  • Quân Mã: Có thể đi ngang, dọc 2 hay 1 ô cho mỗi nước đi khi không có quân đồng minh cản đường.
  • Quân Pháo: Có thể đi ngang hay dọc giống quân xe. Khác một chút nếu để ăn được quân đối phương pháo phải nhảy qua đầu 1 quân nào đó tới chỗ quân muốn ăn.
  • Quân Tốt: đi 1 ô mỗi nước tiến về phía trước. Quân tốt trong cờ tướng khi đã vượt qua sông thì Tốt có thể đi ngang hoặc thẳng mỗi nước.

Cách chơi cờ tướng cơ bản dễ hiểu

cách chơi cờ tướng

Có 2 người chơi, mỗi người nhận một bên quân Đỏ một bên quân Đen. Mục đích cuối cùng của mỗi ván cờ tướng là bảo vệ được quân Tướng của mình, đồng thời tiêu diệt được Tướng của đối phương để giành chiến thắng.

Một ván đấu cờ Tướng thường phân định bởi 1 trong 2 kết quả là Cờ thắng – Cờ thua hoặc Cờ hòa.

* Một bên được coi là thắng cờ nếu đạt được một trong các mục tiêu gồm:

– Chiếu bí đối phương.

– Chiếu Tướng đối phương và đối phương không còn khả năng chống đỡ.

– Toàn bộ quân cờ của đối phương bao gồm quân tướng và các quân khác bị bao vây, không có khả năng di chuyển. Trong tình huống này, dù đối phương không bị chiếu tướng nhưng vẫn bị coi là đã thua cờ.

– Đội đối thủ vi phạm luật cấm, đối thủ không chịu thay đổi nước đi của mình.

– Đối thủ tuyên bố xin thua cờ.

– Nếu đối phương xử dụng một quân cờ chiều mãi hoặc dùng nhiều quân thay nhau chiếu mãi mà không thay đổi nước đi thì sẽ bị xử thua. 

– Đối thủ không đi đủ số nước cờ đã được quy định trong thời gian quy định.

* Một bên bị coi là thua cờ nếu phạm phải hoặc rơi vào một trong các tình huống:

– Mắc lỗi kỹ thuật hoặc lỗi tác phong 3 lần.

– Vi phạm các trường hợp bị xử thua đã được quy định cụ thể.

* Trường hợp cờ hòa được xác định nếu ván cờ rơi vào 1 trong các tình huống như:

– Hai bên thi đấu đều không có khả năng thắng trận, không có khả năng chiếu bí quân tướng của đội còn lại.

– Một trong 2 đội đưa ra đề nghị hòa và đội còn lại chấp thuận.

– Cả 2 bên đều không vi phạm luật cấm, đều không chịu thay đổi nước đi của mình.

– Hai đội đều cùng lúc vi phạm cùng một điều của luật cấm.

– 2 đội xem là hòa nếu tổng số nước đi trong ván cờ là 300.

Một số thuật ngữ thường thấy trong cờ tướng

Không chỉ cần nắm rõ cách chơi cờ tướng mà bạn cũng cần ghi nhớ một số thuật ngữ thường gặp sau đây:

– Ăn quân: Là trường hợp một quân cờ di chuyển hợp lệ đến một vị trí mà tại đó đang có 1 quân cờ khác của đối phương. Khi đó, quân cờ của đối phương sẽ bị đưa khỏi bàn cờ, gọi là bị ăn. Quân cờ của bạn sẽ thay thế vị trí cho quân của đối phương.

– Chiếu tướng: Khi bạn thực hiện một nước cờ mà nước tiếp theo có khả năng ăn quân tướng của đối phương. Nước cờ này gọi là chiếu tướng. Bên bị chiếu tướng buộc phải di chuyển quân tướng hoặc thực hiện một nước cờ chống đỡ tình huống này. 

– Chiếu bí: Cũng tương tự như chiếu tướng, nhưng đối phương sẽ không có khả năng chống đỡ nước cờ này.

Với những thông tin về cách chơi cờ tướng, thuật ngữ cơ bản đã chia sẻ trên đây, rất mong rằng các bạn sẽ có cho mình những thắng lợi rực rỡ cùng bộ môn cờ tướng nhé.